Mẹo hay bỏ túi giúp bạn giữ bánh chưng, bánh tét lâu ngày không bị hư trong dịp Tết

Đối với bất kỳ gia đình người Việt nào thì trong những ngày lễ lúc nào cũng có những món ăn truyền thống tượng trưng, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán này thì bánh chưng và bánh tét chính là món ăn không bao giờ thiếu trên bàn của mọi người. Tuy nhiên, việc bảo quản bánh chưng, bánh tét sao cho không bị hỏng, mốc hay ôi thiu lại khiến nhiều người đau đầu.

Mẹo hay bỏ túi giúp bạn giữ bánh chưng, bánh tét lâu ngày không bị hư trong dịp Tết

Bánh chưng, bánh tét là loại bánh rất ngon, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên bánh chỉ có thể bảo quản trong một thời gian ngắn, có nhiều gia đình gói nhiều bánh nên không thể ăn hết ngay được. Và nếu không được bảo quản đúng cách, bánh sẽ dễ dàng bị ẩm mốc, lại gạo và làm thay đổi màu sắc, mùi vị của bánh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những mẹo nhỏ và cực kỳ đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn bảo quản bánh chưng, bánh tét thật lâu.

Đối với bánh chưng

Mẹo hay bỏ túi giúp bạn giữ bánh chưng, bánh tét lâu ngày không bị hư trong dịp Tết

- Sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch.
- Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn.
- Treo bánh nơi mát và thoáng gió.
- Nếu cần bảo quản lâu hãy cho vào tủ lạnh với nguyên lá gói, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilôn bao kín lại.
- Lá bánh phải rửa kĩ và để ráo nước hoặc gói bằng lá dong đã được luộc rồi thì bánh để được lâu hơn.

Đối với bánh tét

Mẹo hay bỏ túi giúp bạn giữ bánh chưng, bánh tét lâu ngày không bị hư trong dịp Tết

- Khi bánh tét mới vớt ra lò còn nóng thì chúng ta nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội, Tránh để bánh trong túi nilon, trong tủ vì như thế bánh sẽ bị hầm hơi và mau hư.
- Thời gian sử dụng bánh tét trong vòng 2-3 ngày, Nếu chúng ta muốn sử dụng lâu hơn nên cho bánh vào tủ lạnh, lúc nào chúng ta cần dùng thì đem bánh tét ra hấp lại.
- Bánh tét có thể ăn kèm với thịt kho hột vịt, củ kiệu hoặc đem bánh tét đi chiên giòn lên ăn cũng rất ngon.

Lưu ý: Không nên gói bánh quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Trong quá trình luộc bánh nên luộc thật kỹ, phải giữ ngọn lửa lớn để bánh được rền (sôi) nhừ. Khi châm nước thêm vào nồi, phải dùng nước sôi, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Thời gian luộc bánh phải từ 10 – 12 giờ bánh mới thấm đủ nước và chín đều. Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại, bánh vẫn sẽ ăn ngon như thường. 

Có thể bạn sẽ thích