Thực hư nước mắm nhiễm thạch tín gây hại cho người dùng?

Sau khi Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam công bố báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc cho biết có tới 67% nước mắm nhiễm Arsen vượt ngưỡng vào chiều ngày 17/10 thì Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm cho biết kết luận trên chỉ từ một cuộc điều tra độc lập, chưa có xác minh chính xác, Cục An toàn thực phẩm sẽ xác minh và làm rõ kết quả kiểm tra của VINATAS, đồng thời nhắc nhở người tiêu dùng không nên quá hoang mang về thông tin trên.

nước mắm nhiễm thạch tín


Theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng Arsen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/l, tuy nhiên kết quả của báo cáo ngày 17/10 trên cho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định và vượt quá mức cho phép của QCVN.

nước mắm nhiễm thạch tín

Những nhãn hiệu nước mắm có hàm lượng thạch tín cao nhất (>4mg/lít) theo kết quả khảo sát của VINASTAS là: 584 Nha Trang 60 độ, Gia Hỷ, Hạnh Phúc (50 độ đạm), Hạnh Phúc (60 độ đạm), Nam Phan 25 độ, Nhĩ Vàng; Những nhãn hiệu có hàm lượng thạch tín cao từ 3,1-4mg/lít gồm: Cholimex Thượng hạng, Nữ hoàng (tứ tuyệt), Thanh Quốc 40 độ đạm, Thanh Quốc 43 độ đạm, Trung Thành ngư nhĩ, Tứ tuyệt...
Theo ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Vinastas, cho hay: "Mục đích của khảo sát này là thông tin cho người tiêu dùng biết thực trạng của ngành nước mắm. Sau hội thảo, nếu cơ quan quản lý nhà nước cho phép công bố chúng tôi mới công bố".

nước mắm nhiễm thạch tín

Về thông tin nước mắm được chế tạo từ nước và hóa chất, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khẳng định: “Đến giờ chúng tôi chưa thấy loại nào được gọi là nước mắm mà không chứa thành phần nước mắm trong đó. Những cơ sở dùng các chất phụ gia nằm trong danh mục cho phép thì về nguyên tắc, nếu không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, nó không nguy hại. Quy chuẩn quốc tế không giới hạn số lượng phụ gia tối đa được dùng trong một loại thực phẩm”.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng cho biết việc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tuyên bố 95,65% nước mắm có độ đạm cao có chứa nhiều Arsen - nhưng không nói rõ là Arsen hữu cơ hay vô cơ - có thể ảnh hưởng đến những nhà sản xuất nước mắm chứa nhiều đạm. Trong khi hiện nay, việc sản xuất nước mắm nhiều đạm đang được khuyến khích.
“Đây là công bố khiến dư luận rất hoang mang. Nếu phân tích có trách nhiệm, phải đưa ra ra mức độ Arsen như vậy không nguy hiểm, người dân có thể ăn nước mắm, chứ không thể mập mờ như vậy”, PGS. Trần Hồng Côn nói.

nước mắm nhiễm thạch tín

Việc chỉ đưa ra báo cáo và không nói rõ ràng hàm lượng như thế nào là an toàn và có thể sử dụng được của VINASTAS khiến cho người tiêu dùng trở nên hoang mang cực độ và không biết đường nào mà lần. Thông tin này càng gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng, thương hiệu của các hãng nước mắm được đề cập trong báo cáo, mặc dù vẫn chưa được công bố và kiểm duyệt chính thức nhưng hầu hết người dân đều có xu hướng “phòng” khi có nghi vấn như vậy.
Hiện tại Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành kiểm tra toàn diện chất lượng nước mắm trên thị trường. Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/10.

Có thể bạn sẽ thích