Hiển thị các bài đăng có nhãn nhạc vàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chất thơ phảng phất trong lời nhạc, chỉ có thể là nhạc vàng bất tử

Nhiều người cứ nghe từ nhạc vàng là nghĩ ngay là nhạc sến, thường sến lại gắn với nghĩa cải lương, không sang. Những người đó quá kém nên đã không nhận ra chất thơ phảng phất trong lời nhạc mộc mạc, bình dân.

Vàng là vàng, sến là sến vì ai cũng biết nhạc vàng là dòng nhạc dành cho giới bình dân do ca từ rất mộc mạc, đơn giản và dễ hiểu được chuyển tải trong những ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng như boléro. Vậy nhạc vàng có phải là nhạc sến? Đọc rất nhiều bài phân tích của nhiều diễn giả, nhiều nhà phê bình âm nhạc, nhiều nhà báo tên tuổi đã dày công tìm hiểu và cố gắng so sánh phân chia rạch ròi khái niệm nhạc vàng và nhạc sến, chúng ta vẫn cảm nhận cách nói của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Nhạc vàng hay nhạc sến đều dành cho giới bình dân, người hiểu biết chút ít nghe thì nói nghe nhạc vàng, người ít hiểu biết hơn thì nói nghe nhạc sến nhưng chung quy đều là nghe nhạc trữ tình, nghe những ca khúc có giai điệu boléro” là định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất.

Chất thơ phảng phất trong lời nhạc mộc mạc, bình dân

Đừng vội nghĩ bình dân thì thô mộc sù sì, trái lại ca từ của nhạc vàng vẫn phảng phất chất thơ và càng nghe càng thấm. Có lẽ đó cũng là lý do vì sao dù có lúc bị phê phán vì cho rằng ca từ “ru ngủ” nhưng nhạc vàng vẫn giữ nguyên giá trị, sắc thái riêng và càng về sau – khi dòng âm nhạc thị trường với nhiều sáng tác có giai điệu vô cảm, ca từ sáo rỗng bùng lên dữ dội – thì dòng nhạc vàng vẫn và càng được cả giới trí thức lẫn giới lao động bình dân yêu thích.