Bạn ăn không nhiều, có khi còn phải nói là ăn ít, cho dù có
tập thể dục thường xuyên, đều đặn thì cái hiện tượng “chỉ thở thôi cũng béo” khiến
cho bạn cực kỳ đau khổ vì cái cơ thể của mình. Vậy nguyên nhân tại sao ăn ít mà
vẫn béo, vẫn mập, vẫn tăng cân là gì?
Để giải thích cho hiện tượng trên, các chuyên gia y tế cho hay, sự béo hay gầy của mỗi người phụ thuộc vào nguồn năng lượng đưa vào cơ thể và quá trình hấp thu thức ăn của cơ thể. Trong đó nguồn năng lượng đưa vào cơ thể có thể thay đổi tùy theo khẩu phần ăn và sở thích của mỗi người, nhưng quá trình hấp thu thức ăn của cơ thể thì khó có thể điều tiết được.
Để có thể hiểu rõ ràng quá trình hấp thụ thức ăn, chúng ta có thể hình dung thức ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các chất khác theo một cấu trúc đơn giản hơn, sau đó cơ thể sẽ hấp thu những chất qua hệ thống tiêu hóa, dạ dày co bóp làm nhỏ thức ăn, đến ruột non thức ăn sẽ được hấp thu ở các mao mạch của ruột. Hệ thống enzym – men tiêu hóa sẽ là chất xúc tác để chuyển hóa thức ăn. Một người có đủ các yếu tố trên sẽ hấp thụ thức ăn tốt, tăng cân dễ dàng.
Nếu bạn ăn ít mà vẫn béo thì đa phần nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa. Các rối loạn này thường gặp ở người cao tuổi vì các chức năng của cơ thể lúc này bị suy yếu. Ngoài ra, nếu bạn cứ cho rằng ăn ít thì không mập nhưng bạn đã xem xét kỹ năng lượng của các món ăn đó kỹ càng hay chưa, đôi khi những món ăn nhỏ lại cung cấp nhiều năng lượng hơn nhiều món ăn khác đó. Đơn giản chỉ với 100 g hạt dẻ có tới 363 kcalo – tương đương một bán bún mọc buổi sáng. Đó có thể là lý do tại sao bạn ăn ít mà vẫn mập, béo, tăng cân. Vì vậy, nếu bạn đã ăn ít mà vẫn béo thì bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của mình, bởi lẽ một khi bạn bị rối loạn nội tiết tố thì việc muôn giảm cân là điều rất khó thực hiện.
Ngoài việc do ăn ít hay nhiều, các thói quen như ngồi nhiều,
lười vận động, dùng thức ăn nhanh, đồ uống năng lượng,… cũng chính là những lý
do khiến chúng ta bị béo. Việc ngồi quá nhiều không vận động nên cơ thể không đốt
cháy được calo, lâu dần dẫn đến tăng cân và tích mỡ. Không chỉ vậy, căng thẳng,
không ngủ đủ giấc cũng là một trong số những nguyên nhân làm bạn tăng cân, stress
làm tăng lượng cortisol – được gọi là hormone căng thẳng – trong cơ thể, dẫn đến
tăng cân ở vùng bụng, gây ra các chứng bệnh cho cơ thể như tim mạch, tiểu đường…
Cuối cùng, một trong số ít nguyên nhân ăn ít vẫn béo đó là do gen di truyền, nếu
bạn mang trong mình gen béo thì khả năng hấp thụ chất béo của bạn chắc chắn sẽ
cao hơn nhưng hoạt động trao đổi chất thì chậm hơn người bình thường.
Lời khuyên của các chuyên gia gửi
đến cho bạn đó là dinh dưỡng khoa học là phải duy trì ở mức năng lượng trung
bình là 30 kcal/1 kg cân nặng/ngày. Ví dụ: nếu bạn 50 kg, năng lượng nạp vào
trong ngày không được quá 1500 kcal.